Những câu hỏi liên quan
Vũ Giang
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
8 tháng 11 2016 lúc 20:59

mắc lỗi thừa QHT(qua).Sửa lại:

Bài thơ"Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" nói lên tinh thần nhân dạo cao cả của Đỗ Phủ

Tôi ngu văn sai thì đừng ném đá

Bình luận (0)
Huỳnh Nguyễn Ly Na
1 tháng 11 2017 lúc 20:13

thừa quan hệ từ

Bình luận (0)
Nguyen Nhan
Xem chi tiết
Ngọc Tuyền
Xem chi tiết
Hồ_Maii
24 tháng 3 2022 lúc 19:43

Tham khảo

Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.

Bình luận (0)
Nezuko chan cute
Xem chi tiết
Trần Mạnh
25 tháng 3 2021 lúc 22:18

Tk

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều nh ững tình cảm từ văn chương ban tặng

Bình luận (1)
tuấn 2k8
25 tháng 3 2021 lúc 22:22

Tk

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều nh ững tình cảm từ văn chương ban tặng

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2017 lúc 3:35

Gợi ý:

Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.

Bình luận (0)
minh châu
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
7 tháng 12 2023 lúc 18:15

Tham khảo

Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. - Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên. II. Yêu cầu cụ thể Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm sáng rõ định hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến * Học sinh cần giải thích được ý của nhận định - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh.. - Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.... 2. 2. Chứng minh: a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo - Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. + Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện tiêu biểu... + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông.... - Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “Lão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh... b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”. b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người: * Truyện “ Lão Hạc” + Nam Cao cảm thương cho Lão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến (HS đưa dẫn dẫn chứng về nỗi khổ vật chất, tinh thần của Lão Hạc) + Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc... * Văn bản“ Tức nước vỡ bờ” - Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến ( HS đưa dẫn chứng về tình thế, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu) b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người.. + Với “Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu thương, lối sống tự trọng (HS đưa dẫn chứng phân tích làm rõ lời ngợi ca của tác giả với Lão Hạc) + Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt (HS đưa dẫn dẫn chứng về sự ngợi ca về tình yêu thương chồng con của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu..) b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người. - Văn bản “Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.(HS đưa dẫn chứng) - Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị ( HS đưa dẫn về sự lên án tố cáo thái độ hống hách, táng tận lương tâm của nhà văn với tên cai lệ và người nhà lí trưởng) c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm. - Với Nam Cao qua văn bản “Lão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan... - Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động (từ ngoại hình ngôn ngữ, hành động tâm lí...) Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cách của riêng mình như để khẳng định trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những người nông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nước đọng” 3. Kết bài Ý kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo như sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văn có tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hướng ngòi bút của mình về con người, vì con người. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng của những nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chương chân chính của“ Nghệ thuật vị nhân sinh

Bình luận (0)
trần minh huệ
Xem chi tiết
Minh Chương
2 tháng 3 2018 lúc 20:22

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. 
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
2 tháng 3 2018 lúc 20:28

Hoài Thanh viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có "

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

   Trước đây em chỉ biết một số các con vật trong thế giới tự nhiên nhưng qua ngòi bút và sự nhào nặn của nhà văn Tô Hoài, em thấy được đời sống xã hội và thế giới nội tâm của Dế Mèn: Khao khát lý tưởng , thích sống một cuộc sống độc lập. Qua tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí, em càng hiểu rõ hơn tài quan sát và cách miêu tả thế giới loài vật của nhà văn Tô hoài, từ đó giúp em yêu quý hơn MT mik đang sống

học tốt ~~

Bình luận (0)
trần minh huệ
2 tháng 3 2018 lúc 20:34

cảm ơn 2 bn

Bình luận (0)
nguyễn đại
Xem chi tiết
Khánh Vi Bùi
25 tháng 4 2021 lúc 15:54

 Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

Bình luận (0)
Phạm Thị Thủy
Xem chi tiết
Lê Ngọc Toàn
30 tháng 1 2016 lúc 16:38

                 Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.

                 Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó, cơ cực. Cuộc sống gia đình ông túng thiếu, sông trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.

                 Những ngày mưa mùa thu gió lùa đã khiến cho mái nhà tốc mái. Có lẽ đây chính là cảm hứng, cũng chính là hiện thực để cho ông viết lên những dòng thơ này.

Đoạn thơ đầu tiên viết về một trận cuồng phong tháng tám:

Tháng tám, thu cao, gió thét gào

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương xa

               Chỉ với mấy câu thơ nhưng đã khái quát được hiện thực tàn khốc từ thiên nhiên, những cơn gió tháng tám đã lật tung mái nhà tranh nghèo. Thật cảm cảnh cho mái nha ftranh rách nát của Đỗ Phủ, ông đành bất lực nhìn thiên nhiên tàn phá. Một hiện thực đầy xót xa mà người đọc nhận ra chính là thiên nhiên cứ vô tình với cuộc đời nhiều đắng cay của một người vẫn mải miết cống hiến cho đời những vần thơ thật đẹp.

             Đây cũng chính là thời điểm loạn lạc mà nhân dân Trung hoa phải đối mặt và trải qua. Binh biến loạn lạc, người dân mất nhà mất cửa, mất người thân, đạo đức suy thoái nghiêm tròng. Đỗ Phủ bất lực nhìn xã hội đnag rơi vào ngõ cụt:

Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về chống gậy lòng ấm ức

            Nhà thơ già dẫu có “gào” khô cả môi cũng không ai thấu, không ai hiểu, đành ngậm ngùi “chống gậy lòng ấm ức”. Nỗi xót xa hiển hiện ngay trong từng câu từng chữ càng khiến người đọc không kìn được cảm xúc. Xã hội tàn khốc, lòng người lạnh lẽo làm sao cứu vãn nổi.

Và tác giả như trào ra sự căm tức và oán hận:

Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ

Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ

           Hiện thực chiến tranh tàn khốc đang phô bày ra trước mắt nhưng nhà vua nào đâu có thấu, có hiểu. Những năm tháng chinh phạt đã khiến cho cuộc sống của nhân dân thêm lầm than và rơi vào ngõ cụt không thể cứu vãn.

Cảnh mưa gió ngày thu tàn phá căn nhà khiến cho Đỗ Phủ không thể chợp được mắt, thương vợ, thương con và thương chính bản thân mình:

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót

             Câu thơ như cứa vào lòng người nỗi khắc khoải, xót xa cho một kiếp người, kiếp nghèo long đong lận đận. Nỗi đau đớn, tủi nhục của một người tài giỏi nhưng lận đận, tù tùng, cái nghèo cứ bám riết lấy. Ông tự trách bản thân mình vô dụng không thể đỡ dần, giúp đỡ cho vợ con. Đất nước chiến tranh loạn lạc, nhân dân lầm thân. Một bức tranh hiện thực xã hội trung hoa nhiều xót xa và nước mắt. Bằng ngòi bút chân thực, ông đã vẽ lên trước mắt người đọc hiện thực xã hội nhiều ám ảnh. Và rồi ông càng mong muốn, càng khát khao được ấm no và mong và nhân dân qua khỏi cơ cực, nhọc nhằn:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn

Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.

              Đây là một khổ thơ giàu giá trị nhân đạo, là tấm lòng cao cả, vị tha và đầy yêu thương của nhà thơ nghèo Đỗ Phủ dành cho nhân dân Trung Hoa.Niêm ao ước có căn nhà rộng “muôn ngàn gian” để giúp cho nhân dân đỡ lạnh, đỡ khổ trong những ngày mưa gió. Ước muốn nhỏ nhoi ấy đã nói lên tấm lòng yêu thương vô bờ bến của ông dành cho những người nghèo khổ như ông. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là ông không “ước’ cho mình, chỉ ước cho mọi người. Câu thơ cuối thực sự khiến người đọc nghẹn ngào:

Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được

             Dù nghèo đói, dù cơ cực nhưng ông vẫn tràn đầy lòng vị tha. Dù chịu cánh “chết rét” ông cũng can tâm để mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã phản ánh được hiện thực của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thấy người đọc thấy được tấm lòng nhân ái, vị tha của ông đối với cuộc đời, với mọi người.

Bình luận (0)
I love Oh Sehun
30 tháng 1 2016 lúc 19:07

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.

Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó, cơ cực. Cuộc sống gia đình ông túng thiếu, sông trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.

Những ngày mưa mùa thu gió lùa đã khiến cho mái nhà tốc mái. Có lẽ đây chính là cảm hứng, cũng chính là hiện thực để cho ông viết lên những dòng thơ này.

Đoạn thơ đầu tiên viết về một trận cuồng phong tháng tám:

Tháng tám, thu cao, gió thét gào

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương xa

Chỉ với mấy câu thơ nhưng đã khái quát được hiện thực tàn khốc từ thiên nhiên, những cơn gió tháng tám đã lật tung mái nhà tranh nghèo. Thật cảm cảnh cho mái nha ftranh rách nát của Đỗ Phủ, ông đành bất lực nhìn thiên nhiên tàn phá. Một hiện thực đầy xót xa mà người đọc nhận ra chính là thiên nhiên cứ vô tình với cuộc đời nhiều đắng cay của một người vẫn mải miết cống hiến cho đời những vần thơ thật đẹp.

baicanhatranhbigiothupha-van7

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ

Đây cũng chính là thời điểm loạn lạc mà nhân dân Trung hoa phải đối mặt và trải qua. Binh biến loạn lạc, người dân mất nhà mất cửa, mất người thân, đạo đức suy thoái nghiêm tròng. Đỗ Phủ bất lực nhìn xã hội đnag rơi vào ngõ cụt:

Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về chống gậy lòng ấm ức

Nhà thơ già dẫu có “gào” khô cả môi cũng không ai thấu, không ai hiểu, đành ngậm ngùi “chống gậy lòng ấm ức”. Nỗi xót xa hiển hiện ngay trong từng câu từng chữ càng khiến người đọc không kìn được cảm xúc. Xã hội tàn khốc, lòng người lạnh lẽo làm sao cứu vãn nổi.

Và tác giả như trào ra sự căm tức và oán hận:

Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ

Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ

Hiện thực chiến tranh tàn khốc đang phô bày ra trước mắt nhưng nhà vua nào đâu có thấu, có hiểu. Những năm tháng chinh phạt đã khiến cho cuộc sống của nhân dân thêm lầm than và rơi vào ngõ cụt không thể cứu vãn.

Cảnh mưa gió ngày thu tàn phá căn nhà khiến cho Đỗ Phủ không thể chợp được mắt, thương vợ, thương con và thương chính bản thân mình:

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót

Câu thơ như cứa vào lòng người nỗi khắc khoải, xót xa cho một kiếp người, kiếp nghèo long đong lận đận.

Nỗi đau đớn, tủi nhục của một người tài giỏi nhưng lận đận, tù tùng, cái nghèo cứ bám riết lấy. Ông tự trách bản thân mình vô dụng không thể đỡ dần, giúp đỡ cho vợ con. Đất nước chiến tranh loạn lạc, nhân dân lầm thân. Một bức tranh hiện thực xã hội trung hoa nhiều xót xa và nước mắt. Bằng ngòi bút chân thực, ông đã vẽ lên trước mắt người đọc hiện thực xã hội nhiều ám ảnh.

Và rồi ông càng mong muốn, càng khát khao được ấm no và mong và nhân dân qua khỏi cơ cực, nhọc nhằn:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn

Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.

Đây là một khổ thơ giàu giá trị nhân đạo, là tấm lòng cao cả, vị tha và đầy yêu thương của nhà thơ nghèo Đỗ Phủ dành cho nhân dân Trung Hoa.Niêm ao ước có căn nhà rộng “muôn ngàn gian” để giúp cho nhân dân đỡ lạnh, đỡ khổ trong những ngày mưa gió. Ước muốn nhỏ nhoi ấy đã nói lên tấm lòng yêu thương vô bờ bến của ông dành cho những người nghèo khổ như ông. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là ông không “ước’ cho mình, chỉ ước cho mọi người. Câu thơ cuối thực sự khiến người đọc nghẹn ngào:

Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được

Dù nghèo đói, dù cơ cực nhưng ông vẫn tràn đầy lòng vị tha. Dù chịu cánh “chết rét” ông cũng can tâm để mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã phản ánh được hiện thực của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thấy người đọc thấy được tấm lòng nhân ái, vị tha của ông đối với cuộc đời, với mọi người.

  

 

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
1 tháng 2 2016 lúc 13:04

 Đỗ Phủ là cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, ông sống vào giai đoạn cực thịnh sau đó là suy vong của đời Đường, nên đã chứng kiến tận mắt chiến tranh liên miên, thiên tai địch hoạ, bao cảnh thương tâm, khổ cực của dân chúng dưới chế độ phong kiến đương thời. Tất cả những cảnh ngộ éo le ấy trong đó có bản thân nhà thơ đều được ghi lại đầy đủ và rõ nét trong hầu hết thơ của ông. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử to lớn, còn thể hiện cái nhìn yêu thương đối với nhân dân lao động. Bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã phản ánh được điều này.

Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất của ông. Vào những năm cuối đời sau khi đã nếm trải đủ những tủi cực, đắng cay của cuộc đời bôn ba thiên hạ. Ông trở về sống ở Thành Đô, gia cảnh của ông vẫn cực khổ bần hàn, nghèo túng. Được bạn bè giúp đỡ, ông đã có một căn nhà tranh bên cạnh Khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.

Căn nhà tranh ấy là đối tượng miêu tả trong sự chống đỡ, vật lộn với trận thu phong.

Tháng tám, thu cao, gió thét già,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương xa.

Đoạn thơ là bức tranh về một trận thu phong vào tháng tám Gió thét già. Qua cách kể của tác giả ta hình dung trận gió thu rất mạnh, trong phút chốc những tấm tranh kia bị lật tung bay khắp mọi nơi. Có mảnh tốc bay cao, bay thấp, bay xa, bay gần rải khắp bờ, treo tót ngọn cành cây, quay lộn vào mương... Thật là trớ trêu cho cảnh ngộ của ông già Đỗ Phủ, ngước mắt nhìn theo những tấm tranh bị gió cuốn mà lòng xót xa và bất lực. Vậy là thiên nhiên vô tình cũng chẳng buông tha cho người áo vải bao năm tháng bôn ba mưu sinh giờ đây mới có được ngôi nhà tranh trú mưa trú nắng.

Những năm đó loạn An Sử vẫn còn rất khốc liệt, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, li tán, chết đói đẫy rẫy. Nhà nhà, người người bị ném vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Có những gia đình mà đến hơn một nửa bị chết trong khói lửa sa trường.

Van rằng: có ba trai

Nghiệp thành đều đi thứ

Một đứa gửi thư nhắn

Hai đứa vừa chết trận

Đứa chết đành thôi rồi

Đứa còn đâu chắc chắn.

(Viên Lại ở Thạch Hào)

Có ba trai phải tòng quân, hai đứa chết trận, đứa còn biết sống chết ra sao. Rồi cả bà lão đã gần đất xa trời cũng phải ra chốn Hà Dương. Nghèo khổ, túng bấn cả con dâu không còn quần áo lành lặn. Hiện thực xã hội là như vậy. Một xã hội mà đảo điên, loạn li như vậy thì chắc chắn đạo đức suy đồi xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà đã bị gió thu phá sạch, lũ trẻ thôn Nam nghịch ngợm quá mức kéo nhau đến cướp tranh đi mất. Nhà thơ già yếu, chân chậm mắt kém làm sao đuổi được.

Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức!

Cảnh ngộ cười ra nước mắt, chống gậy quay về ngôi nhà tuềnh toàng mà lòng đau đớn, xót xa. Những bước chân mỏi mệt, đắng cay và bất lực, tràn lên tận cuống họng mà không nói thành lời.

Trong lòng tác giả đang oán hận và trách móc, có chăng lũ trẻ tinh nghịch, đói nghèo thất học tràn lan. Lấy ai nuôi dạy chúng khi:

Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ,

Mở cõi nhà Vua ý chưa bỏ...!

Hay:

... Cửa son rượu thịt ôi,

Ngoài đường, xương chết buốt!

Sự trớ trêu trong cảnh ngộ của Đỗ Phủ không chỉ là thu phong tốc mái căn nhà tranh mà về đêm thêm một tai hoạ mới. Mưa thu dầm dề, sùi sụt, dai dẳng kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh càng thêm lạnh. Nhà dột lung tung khác chi ở ngoài trời. Chăn, mền cũ, bị con quẫy đạp rách. Mãi chưa sáng... mưa mãi không tạnh... làm sao nhà thơ có thể ngủ được. Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt nhọc, đói rét, lo lắng, buồn rầu, thương vợ, thương con.

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê,

Đêm dài ướt át sao cho trót.

Đêm dài như dài thêm, ông già cũng chĩ đành cay đắng, ấm ức và bất lực ngồi đếm từng nhịp trống canh.

Ta thấy hiện lên trên khuôn mặt nhà thơ sự đau khổ, cay đắng. Một kẻ sĩ có học thức mà công danh thì lận đận, cuộc đời thì long đong, túng bấn khổ cực. Ông trách mình đã chẳng giúp gì cho vợ con và gia đình trong cảnh nghèo khổ ấy. Băn khoăn trăn trở hơn là kẻ sĩ mà chẳng giúp gì được cho đời, chiến tranh liên miên, dân chúng loạn lạc cực khổ. Càng nghĩ ông càng phê phán và lên án chiến tranh, lên án xã hội phong kiến gây bao cảnh đời vất vả như chính gia đình tác giả. Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, trí thức thời đó. Sự khốn cùng của gia đình tác giả là chứng tích cho một thời kỳ lịch sử xã hội Trung Quốc hay đó chính là xã hội thời Đường thu nhỏ lại. Chỉ đơn thuần là nhà bị gió phá, mưa dột nghèo túng nhưng bài thơ có giá trị hiện thực to lớn, phản ánh nhiều mặt đang nóng bỏng của xã hội Trung Quốc lúc đó. Những nỗi đau của dân đen ông cũng đã từng chứng kiến nếm trải để rồi từ hiện thực của gia đình, xã hội, nhà thơ thể hiện khát vọng hoà bình, dân chúng ấm no:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Cùng với giá trị hiện thực sâu sắc của bài thơ, khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc khát vọng cao đẹp, ước mơ cao cả, vị tha. Nhà mình thì dột nát, sắp đổ đến nơi, biết bao giờ dựng lại được? Vậy mà ông luôn nghĩ tới tương lai, không hề nghĩ cho mình, gia đình, lại nghĩ đến ngôi nhà chung, to cao, rộng rãi, vững chắc muôn nghìn gian, bất chấp mưa nắng, vững như thạch bàn dành cho muôn nghìn dân đang đói rách, cơ cực bần hàn trú ngụ. Dù đau khổ chất chồng, nhưng không dập tắt được nhân tính, không làm mất được niềm tin, con người không bị hoàn cảnh đè bẹp mà ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Thương người là nhân, yêu người là ái. Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thực cụ thể. Điều cao cả và đáng kính trọng hơn nữa là ở chỗ mơ ước ấy mang tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác. Ông vui lòng chịu chết cóng, chết rét để có được ngôi nhà trong mơ ấy.

Thực tế xưa nay không có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian như thế. Khổ thơ được sáng tạo bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng đế diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dạt dào, làm sáng bừng lòng nhân ái bao la của một con người từng trải qua bao bất hạnh giữa thời loạn lạc. Vì vậy nhà thơ mong mỏi ai ai cũng được sống cuộc sống yên ấm hạnh phúc.

Dù đã qua đi hơn mười hai thế kỷ nhưng bài thơ này vẫn giữ được cho mình chỗ đứng trong trái tim mỗi chúng ta bởi vì giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la luôn toả sáng trong đó.

 

Bình luận (0)